This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Chủ Nhật, 7 tháng 2, 2021

Các trường hợp bắt buộc đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19

Bộ Y tế vừa ban hành Quyết định hướng dẫn đeo khẩu trang phòng, chống dịch COVID-19 tại nơi công cộng như trường học, chung cư, rạp chiếu phim, quán bar...

Theo báo Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Y tế quy định cụ thể về địa điểm, thời điểm, đối tượng đeo khẩu trang tại nơi công cộng nhằm thực hiện chung sống an toàn với dịch bệnh trong trạng thái bình thường mới (khi chưa phát hiện ổ dịch COVID-19 tại cộng đồng).

1. Tại nơi có nguy cơ tiếp xúc với nguồn bệnh

- Tại cơ sở y tế, khu cách ly tập trung

Người bệnh, người chăm sóc bệnh nhân, nhân viên y tế, người quản lý, người lao động, người đến cơ sở y tế, người nghi ngờ mắc bệnh bắt buộc phải đeo khẩu trang y tế.

Người cách ly ở trong phòng đơn, người bệnh đang tiến hành các thủ thuật y tế theo chỉ định của bác sĩ không phải đeo khẩu trang.

- Tại hộ gia đình có người cách ly y tế tại nhà

Người đang thực hiện cách ly y tế tại nhà, người sinh sống trong cùng nhà phải đeo khẩu trang y tế.

Khách khi đến, rời khỏi và trong suốt thời gian thăm, làm việc tại hộ gia đình có người cách ly y tế tại nhà phải đeo khẩu trang.

2. Tại nơi có không gian kín

- Tại quán bar, vũ trường; karaoke; cơ sở dịch vụ xoa bóp, làm đẹp; phòng tập thể dục, thể hình

Khách hàng khi đến, rời khỏi quán bar, vũ trường; karaoke; cơ sở dịch vụ xoa bóp, làm đẹp; phòng tập thể dục, thể hình phải đeo khẩu trang.

Khuyến khích khách hàng đeo khẩu trang trong những lúc không cản trở việc sử dụng dịch vụ và thực hiện các hoạt động không gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Nhân viên phục vụ, người quản lý, người lao động tại quán bar, vũ trường; karaoke; cơ sở dịch vụ xoa bóp, làm đẹp; phòng tập thể dục, thể hình phải đeo khẩu trang khi đến, rời khỏi và trong suốt thời gian làm việc.

- Tại trụ sở làm việc, khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh

Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động phải đeo khẩu trang khi đi đến, khi ra về và khi tiếp xúc với khách đến thăm, làm việc.

Khách khi đến thăm, rời khỏi và trong suốt quá trình làm việc tại trụ sở làm việc, khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh phải đeo khẩu trang.

- Tại cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống phục vụ tại chỗ (bao gồm cả kinh doanh thức ăn đường phố)

Khách hàng khi đến, rời khỏi và trong lúc xếp hàng, chờ dịch vụ phải đeo khẩu trang.

Nhân viên phục vụ, người bán hàng, người quản lý, người lao động khi đến, rời khỏi và trong suốt thời gian làm việc tại cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống phục vụ tại chỗ phải đeo khẩu trang.

- Tại cuộc họp, hội nghị, hội thảo, tập huấn

Người tham gia và người tổ chức cuộc họp, hội nghị, hội thảo, tập huấn phải đeo khẩu trang trong suốt quá trình họp.

Người đang trình bày, phát biểu ý kiến không phải đeo khẩu trang.

Đối với các cuộc họp cấp cao, có tính chất nghi lễ, ngoại giao, cuộc họp nội bộ của cơ quan, đơn vị mà kiểm soát được nguy cơ lây nhiễm của những người tham gia thì việc đeo khẩu trang do ban tổ chức xem xét, quyết định.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/cac-truong-hop-bat-buoc-deo-khau-trang-phong-dich-covid-19-20210207221954646.htm

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 ngày 7/2/2021

Tình hình dịch COVID-19 trên thế giới

Ấn Độ là nước đứng thứ hai thế giới chỉ sau Mỹ và dẫn đầu châu Á về tổng số ca mắc COVID-19 với 10,82 triệu ca nhiễm và 155.028 ca tử vong, tăng lần lượt 11.948 và 72 so với ngày hôm trước. Tỷ lệ phục hồi đạt 98% (một trong những tỷ lệ cao nhất trên toàn cầu) với tổng 10,52 triệu người đã khỏi bệnh. Các ca bệnh đang hoạt động liên tục giảm từ tháng 9.

Brazil là nước chịu ảnh hưởng nặng nhất bởi COVID-19 ở khu vực Mỹ Latinh và là ổ dịch lớn thứ ba trên thế giới. Giới chức ghi nhận thêm số ca nhiễm mới và ca tử vong do COVID-19 lần lượt là 48.707 và 942 ca trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong lần lượt là hơn 9,49 triệu và 231.069 người. Trong đó tổng số ca phục hồi là hơn 8,36 triệu, tỷ lệ phục hồi đạt 87%. Nước này vẫn chưa vượt qua được đợt dịch thứ hai tồi tệ nhất khi biến chủng nCoV mới nổi lên.

Nga, vùng dịch lớn thứ 4 trên thế giới, sau khi ghi nhận thêm 16.627 ca mắc và 497 ca tử vong do COVID-19. Tổng số ca mắc bệnh tại Nga tới hiện tại là hơn 3,95 triệu trường hợp, trong đó 76.229 trường hợp tử vong, và hơn 3,43 triệu người hồi phục (đạt 85%). Số ca nhiễm mới tại Nga đang giảm dần, nhưng số ca tử vong vẫn duy trì ở mức cao.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/cap-nhat-tinh-hinh-dich-covid-19-ngay-7-2-ca-benh-moi-tai-trung-quoc-giam-20210207074755283.htm

Thứ Năm, 4 tháng 2, 2021

Hà Nội chính thức tạm dừng tổ chức phố đi bộ Hồ Gươm từ 5/2

 Phó Chủ tịch UBND Hà Nội Chử Xuân Dũng đã đồng ý với đề xuất tạm dừng tổ chức phố đi bộ Hồ Gươm để tập trung phòng chống dịch bệnh COVID-19.

>>Mời bạn cập nhật thông tin dịch COVID-19 mới nhất mỗi ngày tại đây: https://vietnambiz.vn/chu-de/dich-covid-19-270.htm 

  • Theo Zing News, sau phiên họp Ban chỉ đạo Phòng chống dịch COVID-19 Hà Nội diễn ra hôm 3/2, Phó chủ tịch UBND Hà Nội Chử Xuân Dũng đã đồng ý với đề xuất của UBND quận Hoàn Kiếm về việc dừng tổ chức phố đi bộ.

    Theo đó, từ ngày 5/2 cho đến khi có chỉ đạo mới của UBND TP, quận Hoàn Kiếm không tổ chức không gian phố đi bộ quanh hồ Gươm.

    Hà Nội chính thức tạm dừng tổ chức phố đi bộ Hồ Gươm từ 5/2 - Ảnh 1.

    Hà Nội chính thức tạm dừng tổ chức phố đi bộ Hồ Gươm từ 5/2. (Ảnh: Như Ngọc).

    Trước đó, do diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-1, ông Đinh Hồng Phong, Phó chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm đã đề nghị TP cho dừng hoạt động phố đi bộ từ ngày 5/2. Ông Phong cho rằng dịch bệnh phức tạp nên số lượng người đến phố đi bộ thưa thớt, bên cạnh đó nguy cơ lây lan sẽ khá phức tạp khi có nhiều người đến đây.

    Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành chỉ thị về việc thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 trong tình hình mới.

  • Chỉ thị nêu rõ, TP Hà Nội tạm dừng hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, quán bar, vũ trường, game, internet cho đến khi có chỉ đạo cho phép hoạt động trở lại của TP. Các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ khác phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn phòng, chống dịch.

  • Nguồn: https://vietnambiz.vn/ha-noi-chinh-thuc-tam-dung-to-chuc-pho-di-bo-ho-guom-tu-5-2-20210204205007017.htm