This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Tư, 7 tháng 7, 2021

Liên danh Trường Thành (TEG) chắc chân dự án nghỉ dưỡng hơn 700 tỷ đồng tại Bình Định

  Dự án nghỉ dưỡng tại Phù Cát, Bình Định không phải lần hợp tác đầu tiên giữa Bất động sản Trường Thành (TEG) và Xây dựng Đông Dương Thăng Long. Trước đó, hai doanh nghiệp này từng "bắt tay" đầu tư và kinh doanh dự án Xuân An Green Park 3.000 tỷ đồng tại Hà Tĩnh.

UBND tỉnh Bình Định vừa ra quyết định phê duyệt đánh giá sơ bộ năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư tham gia đăng ký thực hiện dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe và dân cư khu vực suối nước nóng Hội Vân, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.

Theo đó, nhà đầu tư duy nhất đáp ứng yêu cầu sơ bộ năng lực là liên danh CTCP Năng lượng và Bất động sản Trường Thành và CTCP Đầu tư và Xây dựng Đông Dương Thăng Long.

Dự án có diện tích đất gần 18 ha với tổng mức đầu tư 727 tỷ đồng. Trong đó, sơ bộ chi phí thực hiện dự án là 702 tỷ đồng, phần chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư là 25 tỷ đồng. Tiến độ thực hiện dự án dự kiến kéo dài từ năm nay đến năm 2026.

Đây không phải lần "bắt tay" đầu tiên giữa Bất động sản Trường Thành và Đông Dương Thăng Long. Trước đó, hai doanh nghiệp này từng cùng góp vốn hợp tác đầu tư và kinh doanh dự án Khu đô thị mới Xuân An Green Park tại Hà Tĩnh. Dự án có quy mô 27 ha với tổng vốn đầu tư 3.000 tỷ đồng.

Về Bất động sản Trường Thành, công ty thành lập từ năm 2011 và là thành viên trong hệ sinh thái của Tập đoàn Trường Thành, được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP HCM với mã giao dịch TEG. 

Còn tiếp...

Thứ Năm, 17 tháng 6, 2021

Gần 12.000 tỷ đồng đổ vào 32 dự án giao thông tại Tuyên Quang, có cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ nối cao tốc Nội Bài - Lào Cai

 32 dự án giao thông sắp được triển khai tại Tuyến Quang với tổng mức đầu tư gần 12.000 tỷ đồng, mức vốn rót trong năm 2021 là 556,6 tỷ đồng. Các dự án lớn là tuyến cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ nối cao tốc Nội Bài - Lào Cai, các đường trung tâm TP Tuyên Quang, 4 cây cầu lớn,...

Ngày 5/9/2020, HĐND tỉnh Tuyên Quang đã công bố Nghị quyết số 38 về dự kiến kế hoạch đầu tư công năm 2021 trên địa bàn tỉnh. Tổng vốn đầu tư là 2.500 tỷ đồng.

Trong đó, vốn đầu tư trong cân đối ngân sách địa phương: 882,8 tỷ đồng, vốn ngân sách trung ương là 1.617,2 tỷ đồng.

Đáng chú ý, ở lĩnh vực giao thông, năm nay tỉnh này sẽ thực hiện 32 dự án, với tổng mức đầu tư 11.710,4 tỷ đồng, mức rót vốn năm 2021 là 556,6 tỷ đồng. Các dự án hầu hết là xây mới, mở rộng đường tỉnh, quốc lộ, tuyến cao tốc và kết nối cao tốc, cùng với một số cây cầu trọng điểm trên địa bàn tỉnh.

Các dự án có mức đầu tư khá lớn, từ 90 đến 1.600 tỷ đồng, nhưng mức rót vốn trong năm 2021 nhỏ, từ 100 triệu đồng đến 200 tỷ đồng.

Đầu tư công Tuyên Quang - Ảnh 1.

(Ảnh: Báo Tuyên Quang).

4 dự án nghìn tỷ tỷ là xây dựng đường từ trung tâm thành phố đến Km 31 (đường Tuyên Quang - Hà Giang) 1.600 tỷ đồng, dự kiến được rót 15 tỷ đồng trong năm nay. 

Dự án đầu tư xây dựng đường từ trung tâm thành phố Tuyên Quang (quốc lộ 2 đoạn tránh thành phố Tuyên Quang) đi khu du lịch suối khoáng Mỹ Lâm, xã Phú Lâm, huyện Yên Sơn 1.100 tỷ đồng, dự kiến rót 100 triệu đồng trong năm nay.

Còn tiếp...

Thứ Năm, 10 tháng 6, 2021

Vành đai 2,5 sẽ mở theo quy hoạch qua quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội

 Vành đai 2,5 sẽ mở theo quy hoạch qua quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội có chiều dài khoảng 2,4 km.

Vành đai 2,5 sẽ mở theo quy hoạch qua quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội - Ảnh 1.

Vành đai 2,5 sẽ mở theo quy hoạch qua quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội có chiều dài khoảng 2,4 km trong đó phần lớn đã thi công. Trong ảnh: Vành đai 2,5 qua quận Bắc Từ Liêm bắt đầu từ KĐT Tây Hồ Tây.

Vành đai 2,5 sẽ mở theo quy hoạch qua quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội - Ảnh 2.

Đây là đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài thông xe nhiều tháng trước.

Vành đai 2,5 sẽ mở theo quy hoạch qua quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội - Ảnh 3.

Phần lớn Vành đai 2,5 qua quận Bắc Từ Liêm đã đưa vào sử dụng từ KĐT Tây Hồ Tây đến Ngoại giao đoàn (đoạn chung cư 789).

Vành đai 2,5 sẽ mở theo quy hoạch qua quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội - Ảnh 4.

Vành đai 2,5 qua quận Bắc Từ Liêm cũng có nút giao lớn với trục Tây Thăng Long.

Còn tiếp...

Thứ Tư, 5 tháng 5, 2021

Những tuyến giao thông trọng điểm của TP Thủ Đức

    



Với việc hợp nhất ba quận Thủ Đức, quận 2 và quận 9, TP Thủ Đức là nơi tập trung nhiều công trình giao thông lớn của TP HCM như cao tốc, quốc lộ, đường vành đai,...


Toàn cảnh những tuyến giao thông trọng điểm của TP Thủ Đức. (Ảnh: Justin Bui).

Quốc lộ 1A


Quốc lộ 1A đoạn qua TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 10 km. Tuyến đường này chạy men theo bờ phía Bắc của thành phố, là nơi tập trung nhiều phương tiện trọng tải lớn lưu thông.


Từ Đông - Tây, tuyến đường này sẽ kết nối khu vực Suối Tiên đến Ngã ba Trạm 2, chạy theo hướng Tây Bắc, đi qua địa phận phường An Bình (TP Dĩ An, Bình Dương), sau đó tiếp tục đi vào địa phận TP Thủ Đức và kết thúc tại cầu Bình Phước.
Quốc lộ 13


Quốc lộ 13 đoạn qua TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 6 km, nằm ở phía Tây của thành phố, bắt đầu từ cầu Vĩnh Bình, đi qua Quốc lộ 1A và đường Phạm Văn Đồng trước khi kết thúc tại cầu Bình Triệu. Do kết nối TP HCM với các tỉnh Bình Dương và Bình Phước, đây cũng là tuyến đường có lưu lượng giao thông lớn.
Đường Phạm Văn Đồng - Vành đai 1


Đại lộ Phạm Văn Đồng là đoạn tuyến của đường Vành đai 1 TP HCM, có vị trí từ ngã tư Linh Xuân, phường Linh Trung đến ngã tư Bình Triệu (Quốc lộ 13) phường Hiệp Bình Chánh, TP Thủ Đức, chiều dài khoảng 8,2 km. Đây là tuyến đường nội đô rộng 30 - 65 m (6 - 12 làn xe), kết nối các khu công nghiệp, sân bay và cảng biển quan trọng của TP HCM.



Kể từ khi đi vào hoạt động năm 2013, đại lộ Phạm Văn Đồng đã thúc đẩy thị trường bất động sản khu Đông Bắc Sài Gòn, với hàng loạt dự án xuất hiện như Opal Riverside, Opal Garden, Him Lam Phú Đông, Phú Đông Premier, Flora Novia, 4S Linh Đông,...
Xa lộ Hà Nội


Dự án Xa lộ Hà Nội có tổng chiều dài 15,7 km, điểm đầu nối với cầu Sài Gòn, điểm cuối tại nút giao Tân Vạn, tổng mức đầu tư hơn 2.286 tỷ đồng.


Đoạn tuyến Xa lộ Hà Nội qua TP Thủ Đức có quy mô 16 làn xe, gồm 10 làn chính và 6 làn song hành, kéo dài từ cầu Sài Gòn đến Ngã ba Trạm 2, trước khi nhập vào Quốc lộ 1A.




Không chỉ đóng vai trò là cửa ngõ huyết mạch của TP HCM, năm 2012, tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên chạy dọc theo Xa lộ Hà Nội được khởi công, hai bên tuyến đường này xuất hiện nhiều dự án lớn nhỏ của Keppel Land, Masterise, Thuduc House, Him Lam..., đặc biệt tại khu vực quận 2 trước đây.
Đường Mai Chí Thọ - Đại lộ Đông Tây


Đường Mai Chí Thọ đoạn qua TP Thủ Đức có chiều dài hơn 6 km, kéo dài từ hầm Thủ Thiêm, đi qua khu đô thị Thủ Thiêm và kết thúc tại nút giao Ngã 3 Cát Lái. Đường Mai Chí Thọ cùng với Đường Võ Văn Kiệt là hai cung đường kiến tạo nên Đại lộ Đông Tây của TP HCM.


Đường Mai Chí Thọ giao cắt với nhiều con đường lớn như Đồng Văn Cống, cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây, Nguyễn Cơ Thạch,... Đường có mặt cắt ngang 140 m với 14 làn xe.


Khu vực hai bên đường Mai Chí Thọ cũng hội tụ nhiều dự án quy mô lớn như Empire City, khu đô thị Sala, New City, The Sun Avenue,...
Cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây


Cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây là đường cao tốc nối TP HCM với Đồng Nai, có điểm đầu tại nút giao An Phú, TP Thủ Đức và điểm cuối tại nút giao Dầu Giây, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai.


Cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây được khởi công xây dựng vào ngày 3/10/2009, đi vào hoạt động từ năm 2015 với quy mô 4 làn xe, tổng chiều dài 55,7 km.


Chủ đầu tư dự án là Tổng Công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) với tổng mức giai đoạn 1 là 997,67 triệu USD (khoảng 20.600 tỷ đồng).


Mới đây, Ban quản lý dự án Mỹ Thuận đã được Bộ Giao thông Vận tải giao nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư mở rộng đường cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây để giải quyết tình trạng ùn tắc. Theo đó, đoạn tuyến 24 km từ cầu Bà Dạt (TP Thủ Đức) đến nút giao cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (Long Thành, Đồng Nai) sẽ thực hiện mở rộng mặt đường từ 4 lên 8 làn xe. Tổng kinh phí dự kiến gần 10.000 tỷ đồng.

Chủ Nhật, 7 tháng 2, 2021

Các trường hợp bắt buộc đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19

Bộ Y tế vừa ban hành Quyết định hướng dẫn đeo khẩu trang phòng, chống dịch COVID-19 tại nơi công cộng như trường học, chung cư, rạp chiếu phim, quán bar...

Theo báo Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Y tế quy định cụ thể về địa điểm, thời điểm, đối tượng đeo khẩu trang tại nơi công cộng nhằm thực hiện chung sống an toàn với dịch bệnh trong trạng thái bình thường mới (khi chưa phát hiện ổ dịch COVID-19 tại cộng đồng).

1. Tại nơi có nguy cơ tiếp xúc với nguồn bệnh

- Tại cơ sở y tế, khu cách ly tập trung

Người bệnh, người chăm sóc bệnh nhân, nhân viên y tế, người quản lý, người lao động, người đến cơ sở y tế, người nghi ngờ mắc bệnh bắt buộc phải đeo khẩu trang y tế.

Người cách ly ở trong phòng đơn, người bệnh đang tiến hành các thủ thuật y tế theo chỉ định của bác sĩ không phải đeo khẩu trang.

- Tại hộ gia đình có người cách ly y tế tại nhà

Người đang thực hiện cách ly y tế tại nhà, người sinh sống trong cùng nhà phải đeo khẩu trang y tế.

Khách khi đến, rời khỏi và trong suốt thời gian thăm, làm việc tại hộ gia đình có người cách ly y tế tại nhà phải đeo khẩu trang.

2. Tại nơi có không gian kín

- Tại quán bar, vũ trường; karaoke; cơ sở dịch vụ xoa bóp, làm đẹp; phòng tập thể dục, thể hình

Khách hàng khi đến, rời khỏi quán bar, vũ trường; karaoke; cơ sở dịch vụ xoa bóp, làm đẹp; phòng tập thể dục, thể hình phải đeo khẩu trang.

Khuyến khích khách hàng đeo khẩu trang trong những lúc không cản trở việc sử dụng dịch vụ và thực hiện các hoạt động không gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Nhân viên phục vụ, người quản lý, người lao động tại quán bar, vũ trường; karaoke; cơ sở dịch vụ xoa bóp, làm đẹp; phòng tập thể dục, thể hình phải đeo khẩu trang khi đến, rời khỏi và trong suốt thời gian làm việc.

- Tại trụ sở làm việc, khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh

Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động phải đeo khẩu trang khi đi đến, khi ra về và khi tiếp xúc với khách đến thăm, làm việc.

Khách khi đến thăm, rời khỏi và trong suốt quá trình làm việc tại trụ sở làm việc, khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh phải đeo khẩu trang.

- Tại cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống phục vụ tại chỗ (bao gồm cả kinh doanh thức ăn đường phố)

Khách hàng khi đến, rời khỏi và trong lúc xếp hàng, chờ dịch vụ phải đeo khẩu trang.

Nhân viên phục vụ, người bán hàng, người quản lý, người lao động khi đến, rời khỏi và trong suốt thời gian làm việc tại cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống phục vụ tại chỗ phải đeo khẩu trang.

- Tại cuộc họp, hội nghị, hội thảo, tập huấn

Người tham gia và người tổ chức cuộc họp, hội nghị, hội thảo, tập huấn phải đeo khẩu trang trong suốt quá trình họp.

Người đang trình bày, phát biểu ý kiến không phải đeo khẩu trang.

Đối với các cuộc họp cấp cao, có tính chất nghi lễ, ngoại giao, cuộc họp nội bộ của cơ quan, đơn vị mà kiểm soát được nguy cơ lây nhiễm của những người tham gia thì việc đeo khẩu trang do ban tổ chức xem xét, quyết định.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/cac-truong-hop-bat-buoc-deo-khau-trang-phong-dich-covid-19-20210207221954646.htm

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 ngày 7/2/2021

Tình hình dịch COVID-19 trên thế giới

Ấn Độ là nước đứng thứ hai thế giới chỉ sau Mỹ và dẫn đầu châu Á về tổng số ca mắc COVID-19 với 10,82 triệu ca nhiễm và 155.028 ca tử vong, tăng lần lượt 11.948 và 72 so với ngày hôm trước. Tỷ lệ phục hồi đạt 98% (một trong những tỷ lệ cao nhất trên toàn cầu) với tổng 10,52 triệu người đã khỏi bệnh. Các ca bệnh đang hoạt động liên tục giảm từ tháng 9.

Brazil là nước chịu ảnh hưởng nặng nhất bởi COVID-19 ở khu vực Mỹ Latinh và là ổ dịch lớn thứ ba trên thế giới. Giới chức ghi nhận thêm số ca nhiễm mới và ca tử vong do COVID-19 lần lượt là 48.707 và 942 ca trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong lần lượt là hơn 9,49 triệu và 231.069 người. Trong đó tổng số ca phục hồi là hơn 8,36 triệu, tỷ lệ phục hồi đạt 87%. Nước này vẫn chưa vượt qua được đợt dịch thứ hai tồi tệ nhất khi biến chủng nCoV mới nổi lên.

Nga, vùng dịch lớn thứ 4 trên thế giới, sau khi ghi nhận thêm 16.627 ca mắc và 497 ca tử vong do COVID-19. Tổng số ca mắc bệnh tại Nga tới hiện tại là hơn 3,95 triệu trường hợp, trong đó 76.229 trường hợp tử vong, và hơn 3,43 triệu người hồi phục (đạt 85%). Số ca nhiễm mới tại Nga đang giảm dần, nhưng số ca tử vong vẫn duy trì ở mức cao.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/cap-nhat-tinh-hinh-dich-covid-19-ngay-7-2-ca-benh-moi-tai-trung-quoc-giam-20210207074755283.htm

Thứ Năm, 4 tháng 2, 2021

Hà Nội chính thức tạm dừng tổ chức phố đi bộ Hồ Gươm từ 5/2

 Phó Chủ tịch UBND Hà Nội Chử Xuân Dũng đã đồng ý với đề xuất tạm dừng tổ chức phố đi bộ Hồ Gươm để tập trung phòng chống dịch bệnh COVID-19.

>>Mời bạn cập nhật thông tin dịch COVID-19 mới nhất mỗi ngày tại đây: https://vietnambiz.vn/chu-de/dich-covid-19-270.htm 

  • Theo Zing News, sau phiên họp Ban chỉ đạo Phòng chống dịch COVID-19 Hà Nội diễn ra hôm 3/2, Phó chủ tịch UBND Hà Nội Chử Xuân Dũng đã đồng ý với đề xuất của UBND quận Hoàn Kiếm về việc dừng tổ chức phố đi bộ.

    Theo đó, từ ngày 5/2 cho đến khi có chỉ đạo mới của UBND TP, quận Hoàn Kiếm không tổ chức không gian phố đi bộ quanh hồ Gươm.

    Hà Nội chính thức tạm dừng tổ chức phố đi bộ Hồ Gươm từ 5/2 - Ảnh 1.

    Hà Nội chính thức tạm dừng tổ chức phố đi bộ Hồ Gươm từ 5/2. (Ảnh: Như Ngọc).

    Trước đó, do diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-1, ông Đinh Hồng Phong, Phó chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm đã đề nghị TP cho dừng hoạt động phố đi bộ từ ngày 5/2. Ông Phong cho rằng dịch bệnh phức tạp nên số lượng người đến phố đi bộ thưa thớt, bên cạnh đó nguy cơ lây lan sẽ khá phức tạp khi có nhiều người đến đây.

    Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành chỉ thị về việc thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 trong tình hình mới.

  • Chỉ thị nêu rõ, TP Hà Nội tạm dừng hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, quán bar, vũ trường, game, internet cho đến khi có chỉ đạo cho phép hoạt động trở lại của TP. Các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ khác phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn phòng, chống dịch.

  • Nguồn: https://vietnambiz.vn/ha-noi-chinh-thuc-tam-dung-to-chuc-pho-di-bo-ho-guom-tu-5-2-20210204205007017.htm