Thứ Năm, 5 tháng 4, 2018

Những kiểu kinh doanh kỳ lạ ở đại án DongABank



Cụ thể, ngoài việc chỉ đạo lấy tiền của DongABank để ứng cho Phan Văn Anh Vũ (Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần xây dựng Bắc Nam 79, tức Vũ “nhôm”) mua cổ phần DongABank nhằm tăng vốn điều lệ, dẫn đến thiệt hại hơn 200 tỉ đồng của ngân hàng, ông Trần Phương Bình, nguyên Tổng giám đốc, Phó chủ tịch HĐQT, Chủ tịch Hội đồng tín dụng Ngân hàng TMCP Đông Á (DongABank), còn chỉ đạo kinh doanh ngoại hối trái phép với ngân hàng nước ngoài và xuất khẩu vàng... dẫn đến DongABank thua vốn, thiệt hại 53 triệu USD (tương đương 958 tỉ đồng).

Cụ thể, kiểu kinh doanh ngoại hối trái phép với ngân hàng nước ngoài là UOB (ở Singapore) và Banca Adamas (ở Thụy Sĩ) gây thiệt hại 24 triệu USD (tương đương 384 tỉ đồng) và kiểu kinh doanh xuất khẩu vàng vật chất và kinh doanh vàng tài khoản trái phép với các đối tác nước ngoài, gây thiệt hại cho DongABank 28 triệu USD (574 tỉ đồng).

Nhập khống USD, bán vàng thật bù lại
Ông Trần Phương Bình


Kết luận của Cơ quan CSĐT Bộ Công an khẳng định với vai trò tổng giám đốc, biết rõ DongABank không có giấy phép kinh doanh ngoại tệ tại thị trường quốc tế, nhưng ông Bình vẫn chỉ đạo cấp dưới tổ chức loại hình kinh doanh này nên bị thua lỗ, gây thiệt hại 24 triệu USD.

Theo lời khai của ông Bình tại cơ quan điều tra, sau khi thị trường ngoại tệ biến động mạnh, việc kinh doanh ngoại hối với các ngân hàng nước ngoài là UOB (Singapore) và Banca Adamas (Thụy Sĩ) thường xuyên bị thua lỗ. Vì không muốn làm mất uy tín của DongABank, ông Bình chỉ đạo cấp dưới không đóng, tất toán các giao dịch mua bán ngoại tệ với đối tác đã đến hạn, thay vào đó làm giao dịch thỏa thuận cho kéo dài thời hạn để được tất toán.

Thỏa thuận này được đối tác đồng ý vì DongABank đang có tiền gửi tại chính các ngân hàng quốc tế này, số tiền gửi luôn lớn hơn số lỗ. Đến tháng 3.2006, thực hiện chỉ đạo của ông Bình, nhân viên DongABank thực hiện giao dịch với đối tác để đóng, tất toán dần các giao dịch mua bán ngoại hối đang bị lỗ.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét