Thứ Tư, 28 tháng 2, 2018

Lên thành phố phụ nhieuf phụ huynh không biết con thôi học



Những ngày qua, việc Trường Đại học Tôn Đức Thắng (TP HCM) gửi tin nhắn cho phụ huynh về điểm học kì của sinh viên đã thu hút sự tranh luận của nhiều sinh viên. Có em còn hoang mang rằng mình bị mất "quyền tự do" vì cái gì phụ huynh cũng biết hết, kể cả học tập.
PGS.TS Trần Văn Tớp - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Ảnh: Đình Tuệ.

Cơ bản là cách ứng xử của phụ huynh

Trao đổi về vấn đề này, PGS.TS Trần Văn Tớp - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, việc nhà trường gửi kết quả học tập, điểm học kì của sinh viên về cho phụ huynh qua tin nhắn điện thoại là điều cần thiết. Tuy nhiên, tùy vào nhận thức và cách tiếp nhận thông tin đó của phụ huynh như thế nào để có ứng xử phù hợp.

"Tôi cho rằng, vốn dĩ các em sinh viên thì vốn dĩ đã lớn rồi, không còn là học sinh nữa. Ở nhiều nước trên thế giới, sự tham gia của nhà trường trong việc gửi tin nhắn báo về phụ huynh kết quả học tập, điểm của sinh viên không còn cần thiết nữa, vì ít nhiều cũng ảnh hưởng tới quyền riêng tư của công dân đã đủ 18 tuổi trở lên.

Một thực tế cần nhìn nhận rõ rằng, có những em đã bị nhà trường ra quyết định buộc thôi học rồi nhưng bố mẹ ở nhà không biết. Mãi đến ngày trường phát bằng tốt nghiệp thì phụ huynh mới ngã ngửa ra biết con mình đã nghỉ học từ lâu, hàng tháng vẫn chu cấp tiền lên thành phố cho con.

Đại học Bách khoa Hà Nội có một bộ phận cố vấn học tập và giáo viên chủ nhiệm có liên hệ với phụ huynh và hàng năm vẫn gửi kết quả học tập của sinh viên về cho gia đình nhưng theo đường bưu điện.

Từ mấy năm gần đây, do số lượng sinh viên được đào theo tín chỉ gia tăng nên nhà trường đang thiết kế cho mỗi em một tài khoản riêng. Thông qua đó, các em sẽ biết được toàn bộ quá trình đào tạo của mình như lịch học, điểm trung bình hàng năm, điểm trung bình từng học kì và điểm tích lũy (CPA).

Có những em tích cực trao đổi với bố mẹ thì cũng không ngại ngần trao lại tài khoản đó cho cha mẹ quản lý và biết quá trình học tập của các em. Nhưng vẫn có những em cố tình giấu tài khoản đó để tránh bị bố mẹ quản lý bằng cách thay đổi pass word (mật khẩu).

Chúng tôi đang dự định thiết kế tài khoản theo hướng mà bố mẹ vẫn vào được tài khoản của con mình chỉ để theo dõi quá trình học tập, chứ không thể đăng ký học thay con được", Phó Hiệu trưởng ĐH Bách khoa Hà Nội cho hay.
Dòng tin nhắn khiến nhiều sinh viên "hoang mang" về việc phụ huynh biết được kết quả học tập, điểm học kì của mình. Ảnh chụp màn hình.


Tuy nhiên, PGS.TS Trần Văn Tớp cũng khẳng định, để làm được việc này chắc chắn sẽ gặp phải sự phản ứng của các em sinh viên. Giống mô hình một phòng mà có hai chìa khóa, phòng của con mà bố mẹ vẫn có thể mở được.

Đối với các em học tốt thì việc này không phải bàn nhiều, bởi chính các em cũng chủ động chia sẻ thông tin về học tập cho bố mẹ rồi. Còn những em học chưa tốt hoặc yếu kém thì chưa chắc.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét