Thứ Sáu, 11 tháng 5, 2018

Nghệ sĩ Hương Lan và giọng hát không phai mờ qua thời gian



Là một trong những nghệ sỹ thực thụ có tầm ảnh hưởng lớn đến dòng nhạc dân ca và tân nhạc Việt Nam,ca sĩ Hương Lan luôn có vị trí bền vững trong lòng người yêu nhạc.

>>>Tin liên quan: https://vietnammoi.vn/giong-ca-huong-lan-tieng-hat-ky-thuat-cua-dong-nhac-tru-tinh-que-huong-93290.html

Cống hiến hết mình cho nghệ thuật dân tộc đã hơn nửa thế kỷ, giọng hát mê hoặc của Hương Lan vẫn luôn giữ được âm sắc trong trẻo, ngọt ngào và những đường luyến láy điêu luyện đặc trưng. Dù đã hơn 50 năm đứng trên sân khấu, nhưng giọng hát ấy ngày càng sâu sắc, xứng danh “thần đồng” như những nhà phê bình có tiếng thế hệ trước từng nói.


Giọng hát Hương Lan: tiếng hát của quê hương

Mới 10 tuổi, Hương Lan bắt đầu thử sức với tân nhạc với sự dìu dắt của nhạc sỹ Trúc Phương, Châu Kỳ. Những ca khúc của nhạc sỹ Trúc Phương như “Bông cỏ may”, “Tình thắm duyên quê”, bài thu thanh tân nhạc đầu tiên “Cố đô yêu dấu” của Châu Kỳ … qua giọng hát mượt mà, sang sảng mà tràn đầy cảm xúc của Hương Lan đã trở thành những bản nhạc được công chúng ái mộ nhất thời bấy giờ. Cho đến nay, những ca khúc này mỗi khi được cất lên trên sân khấu, không ít người hâm mộ vẫn thổn thức vì gợi lại hoài niệm cũ.



Giọng hát của Hương Lan có âm sắc ngọt ngào đặc trưng không lẫn vào đâu được. Nếu giọng hát của con người có màu sắc thì cô chính là màu tím hoa cà: êm dịu, ngọt ngào, hơi “tối” và có gì đó man mác. Màu tím hoa cà cũng gợi ra những cảnh tượng dân gian, có gì đó thôn quê và mộc mạc, rất phù hợp với dòng nhạc và con người của cô.



Sức sống trường tồn của âm nhạc Trúc Phương qua giọng ca của Hương Lan cho đến giờ vẫn còn nguyên giá trị. Trong live show “Một đời sân khấu” diễn ra tại Sài Gòn một đêm duy nhất vào ngày 02/6/2018 tới đây, nữ nghệ sỹ sẽ cùng với khán giả sống lại hồi ức của những thập niên 60 qua dòng nhạc mà Hương Lan theo đuổi, thành danh thời kỳ đầu bước chân vào nghề ca hát.

Không chỉ bén duyên với nhạc Trúc Phương, Châu Kỳ ở thời kỳ đầu hát tân nhạc, Hương Lan còn gặp được một ca khúc để đời của mình thông qua âm nhạc của ca nhạc sỹ Duy Khánh, đó là bài hát “Ai ra xứ Huế”.

Không chỉ dừng lại ở quãng giọng hay âm sắc, kỹ thuật chuyển giọng (transition) của Hương Lan cũng tuyệt không kém. Thế nên, khi cô chuyển từ giọng thật sang giọng giả thanh (falsetto), khán giả vẫn cảm thấy có sự liên kết.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét